Phạm Quang Hậu (1903-1994) sinh ra tại làng Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ông theo học khóa 5 ( 1929 – 1934 ) trường Mỹ Thuật Đông Dương, cùng khóa với ông nổi bật có họa sĩ Trần Bình Lộc, Nguyễn Đỗ Cung. Năm 1932 đã đưa bộ môn sơn ta vào giảng dạy, Phạm Hậu đã đưa kỹ thuật sơn ta thành sơn mài truyền thống theo một hướng sáng tác biến đổi đầy độc đáo.
Sau khi tốt nghiệp ông đã trở về nhà mở xưởng, thành lập đội ngũ thợ thủ công, thợ sơn. Ông đã điều hành và chuyên môn hóa nghề làm sơn mài thành tổ đội nhóm: thợ mộc, thợ làm vóc, thợ đánh bóng và phụ việc cho ông. Ngoài sáng tác tranh sơn mài, ông còn cho ra đời các tác phẩm bình phong, tủ trang trí, bán ra nước ngoài. Đặc biệt ông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm trong và ngoài nước, đặc biệt có giáo sư Victor Tardieu đã tìm về tận xưởng của ông để đưa cho ông một hợp đồng bên Pháp, vẽ sơn mài truyền thống trên 50 hộp đựng cigar-rette trang trí rồng phượng theo phong cách Art Nouveau và Art Deco rất được ưa chuộng ở Pháp. Tài năng của ông đã được nhiều lần khen thưởng bởi nhiều tổ chức, trong đó có SADEAI ( Hội khuyến khích nghệ thuật và công nghiệp) tại Hà Nội, đã trao cho ông huy chương vàng năm 1935 và bằng chứng nhận đầu tiên vào năm 1936. Danh tiếng của ông dần được nổi trên các tờ báo thời bấy giờ, ông được nằm trong top đầu họa sĩ được nhắc tới.
Năm 1946 kháng chiến bùng nổ, công việc của ông bị gián đoạn, năm 1949 với tình yêu nghề, ông đã quyết tâm xây dựng một nền mỹ thuật ứng dụng nước nhà, ông đã cùng các họa sĩ Trần Văn Du, Trần Quang Trân thành lập trường Quốc Gia Mỹ Nghệ (École nationale d’Art Deco), đã được Bộ Giáo dục phê duyệt, sau này chính là tiền thân trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp ngày hôm nay.
Ngoài công việc giảng dạy, chất lượng cao của đồ sơn mài đã giúp ông được triển lãm ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Philippines, Indonesia và Bắc Triều Tiên. Phong cách độc đáo của ông dựa trên kỹ thuật sơn mài truyền thống nhưng được làm phong phú thêm bởi những đóng góp mới khiến nghệ sĩ trở thành một trong những đại sứ xuất sắc nhất của nghệ thuật Việt Nam. Chủ yếu lấy cảm hứng từ phong cảnh, sơn mài của ông được các nhà sưu tập châu Âu và những người sưu tập Việt Nam sưu tầm. Phạm Hậu, người say mê thiên nhiên giàu có của Việt Nam, đã không ngừng miêu tả những cảnh quan xung quanh mình. Trong số đó, Vịnh Hạ Long là nguồn cảm hứng lớn cho ông. Mặc dù nghệ sĩ đã tái tạo chủ đề này một cách không mệt mỏi, nhưng một số sắc thái và sự tinh tế vẫn nổi bật trong mỗi tác phẩm, là một họa sĩ sơn mài bậc thầy nâng cao các quy trình sáng tạo.
Được củng cố bởi sự giảng dạy của Joseph Inguimberty mà ông nhận được tại Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương từ năm 1929 đến năm 1934, Phạm Hậu dựa vào việc giới thiệu các màu mới như xanh lam, hồng và thậm chí là xanh lục. Người thợ thủ công và họa sĩ xuất sắc đã mở rộng tính hiện đại này thông qua việc sửa đổi kỹ thuật sơn mài. Để tạo thêm chiều sâu và âm lượng mới, Phạm Hậu chọn kết hợp kỹ thuật hội họa với điêu khắc. Bằng cách tạo tiền cảnh trước chứ không phải hậu cảnh, sau đó áp dụng lớp sơn mài, nghệ sĩ mang đến một kiệt xuất mới. Sự thành thạo đặc biệt của bậc thầy cho phép ông vượt ra khỏi giới hạn của sơn mài truyền thống và góp phần tạo nên ảnh hưởng của nghệ thuật này trên khắp đất nước và nước ngoài.
Họa sĩ Phạm Hậu, tác phẩm” Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long” sáng tác khoảng 1938-1945 sơn mài, sắc tố và lá vàng trên gỗ , kich thước 100 x 198 cm.
Địa điểm đấu giá Bonhams Hồng Kông Ngày bán 27 tháng 11 năm 2021, giá ước lượng ban đầu 2.800.000 – 3.800.000 HKD, giá thực tế đã bán 9.732.500 HKD tương đương 29 tỷ VND.
Ông còn biên soạn cho ngành sơn mài các tài liệu quý giá mà sau nhiều năm tích lũy, với đam mê đưa sơn mài truyền thống nâng tầm với vị thế mới trên thế giới. Nhiều tài liệu quý giá mà ông đã để lại, cho đến ngày hôm nay vẫn được thế hệ sau học hỏi và đưa vào giáo trình giảng dạy. Kho tàng tài liệu đồ sộ chỉ dạy đào tạo nghề sơn mài gồm: Lý thuyết cơ bản về nghề sơn, kỹ thuật nghề sơn cổ truyền, và sự biến đổi, các loại vật liệu trong sơn mài và phương thức bảo quản, các loại dụng cụ và cách thức sử dụng trong nghề sơn. Chính ông, đã đặt nền móng đưa sơn mài truyền thống việt nam trở thành một bộ môn không thể thiếu trong mỹ thuật ứng dụng hiện nay. Với 30 năm làm sơn mài, là thầy giáo trong lĩnh vực này, tên tuổi của ông đã vang xa trên chính trường quốc tế.
Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Phạm Hậu đã cống hiến không biết mệt mỏi, để phát triển kỹ thuật sơn mài. Ông đã để lại rất nhiều các tác phẩm về phong cảnh thiên nhiên, cảnh làng quê, đặc biệt những chiếc tủ trang trí rất độc đáo. Ông là họa sĩ tiên phong trong lĩnh vực sơn mài, với sự lĩnh hội giữa kiến thức Âu Châu và truyền cảm sáng táng đậm chất Á Đông. Phạm Hậu đã để lại cho chúng ta một kho tàng quý giá không chỉ là kiến thức, công thức, tài liệu quý giá mà còn nhiều tác phẩm đến nay đã được các sàn đấu giá quốc tế đưa ra đấu giá, với đánh giá của các chuyên gia, tranh và tủ hoặc những món đồ hộp, khay, giá trị rất cao và quả nhiên những tác phẩm của ông được các nhà sưu tập tham gia đấu giá những con số rất khủng.
Lê Quang