Hình ảnh chân dung của họa sĩ Phan Kế An
Họa sĩ Phan Kế An học khoá XVIII (1944-1945) tại Trường Mĩ thuật Đông Dương (École des Beaux- Arts de l’Indochine), nay là Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam. Ông còn là một trong những hội viên đầu tiên của ngành hội họa – Hội Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1957, gặt hái được nhiều thành công vang dội trong con đường nghệ thuật của mình. Ông được biết đến là một người họa sĩ đa tài, thành thạo ở nhiều lĩnh vực như chân dung, tranh biếm họa và sử dụng nhiều chất liệu như: sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ… Tranh của ông chứa phong cách hiện thực, tập trung về nhiều đề tài gắn bó với lãnh tụ, kháng chiến, sinh hoạt của các dân tộc miền núi, trung du bằng những cảm xúc chân thực và sâu lắng. Tác phẩm của Phan Kế An luôn được mọi người đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật. Một trong những dấu ấn nổi bật nhất trong sự nghiệp của Phan Kế An là việc ông được cố Tổng Bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ – ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1948). Đây là một vinh dự lớn lao và là dấu ấn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp của ông. Bức ký họa của Phan Kế An đã ghi lại được những hình ảnh giản dị, ung dung của vị lãnh tụ vĩ đại, và trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phan Kế An còn có nhiều tác phẩm về chủ đề Bác Hồ. Ông đã vẽ hơn 20 bức tranh về Bác, thể hiện sự kính trọng và yêu mến của mình đối với vị lãnh tụ vĩ đại.
Hình ảnh tác phẩm ký họa: Chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sĩ Phan Kế An
Họa sĩ Phan Kế An là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng (Những đồi cọ, Cánh đồng bản Bắc, Gác chuông, Bác Hồ làm việc ở lán Nà Lừa …), các ký họa rất thành công về Hồ Chủ tịch, về các văn nghệ sĩ (như Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Quang Dũng, Hoàng Cầm…), trong đó nổi tiếng nhất là bức Nhớ một chiều Tây Bắc được vẽ vào mùa đông năm 1950, khi đó ông đi kháng chiến với tư cách là đặc phái viên của báo Sự Thật, bức tranh đã gợi cho hoạ sĩ – nhà thơ Đoàn Việt Bắc phổ thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh sáng tác nhạc cho ca khúc Nhớ một chiều Tây Bắc. Sự nghiệp sáng tác của ông đã được ghi nhận xứng đáng bằng Giải thưởng Nhà nước năm 2001.
Hình ảnh tác phẩm sơn mài: Nhớ một chiều Tây Bắc của họa sĩ Phan Kế An
Bức tranh ‘Nhớ một chiều Tây Bắc’ của Phan Kế An là một tác phẩm phong cảnh mang đậm bản sắc vùng núi Tây Bắc với gam màu chủ đạo là xám xanh và xanh chàm. Tranh tái hiện khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc vào buổi chiều tà, với dãy núi cao, ruộng bậc thang uốn lượn và những bản làng trong sương mù.Điểm nhấn của tác phẩm là hình ảnh đoàn quân du kích trên sườn núi, đại diện cho tinh thần quả cảm và quyết tâm trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bức tranh đã truyền cảm hứng cho bài thơ “Thả chiều vào tranh” của Đoàn Việt Bắc và được phổ nhạc thành ca khúc cùng tên bởi nhạc sĩ Vũ Thanh.
Hình ảnh tác phẩm sơn dầu: Gác chuôngcủa họa sĩ Phan Kế An
Bên cạnh đó, ông cũng ký họa hầu hết các văn nghệ sĩ uy tín của nước ta thời đó như: Nguyên Hồng, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Trần Lê Văn, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Anh Thơ.Ngoài ra, Phan Kế An còn được biết đến với bút danh là: Phan Kích, sở hữu bút pháp châm biếm sắc sảo qua các tác phẩm biếm họa đặc sắc, được đăng trên báo Sự Thật, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội Nhân dân…. Các tác phẩm của ông đã góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước và chống Pháp của nhân dân ta.Trong lĩnh vực sơn mài, Phan Kế An là một trong những nhà tiên phong đưa chất liệu này vào tranh hiện đại. Ông đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm sơn mài độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân và góp phần làm phong phú thêm nền mỹ thuật của Việt Nam.
Hình ảnh tác phẩm: Bác Hồ làm thơ ở Pác Bócủa họa sĩ Phan Kế An
Họa sĩ Phan Kế An trong cách mạng cũng hoạt động hết mực năng nổ, song song với nghệ thuật, phải nói, nghệ thuật của ông hòa mình vào cách mạng. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là một chiến sĩ cách mạng và tham gia Việt Minh cùng với các họa sĩ khác là: Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Lê Phá, Kim Đồng, Phan Thông, Nguyễn Tư Nghiêm, Tôn Đức Lượng, Nguyễn Văn Thiện…, họ đã sử dụng tài năng nghệ thuật của mình để cổ vũ tinh thần yêu nước và chống Pháp. Các vũ khí khi cướp được của quân đội Nhật Bản cho Việt Minh đã được giấu tại tư dinh của cụ Phan Kế Toại, là cha của họa sĩ. Đây là một đóng góp quan trọng cho công cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh..