Họa sĩ Nguyễn Khang sinh ngày 5 tháng 2 năm 1911, quê gốc ở làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Năm 19 tuổi ông theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 6 (1930-1935). Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935 và ngay sau đó bắt đầu sáng tác. Cùng với những danh họa đương thời như Trần Văn Cẩn, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang đã đóng góp tích cực trong việc phát triển nghệ thuật sơn mài Việt Nam, đưa chất liệu này trở thành phương tiện thể hiện tiêu biểu trong hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20.
Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Nguyễn Khang tham gia cách mạng và sau đó, vào năm 1946, cùng nhiều văn nghệ sĩ khác, ông lên Việt Bắc để tham gia đoàn văn hóa kháng chiến. Giai đoạn từ 1949 tới 1951, ông được cử làm hiệu trưởng trường Mỹ thuật kháng chiến Liên khu X
Từ 1951 tới 1957, ông giảng dạy tại khu học xá trung ương Việt Nam ở Nam Ninh, Trung Quốc. Khi trở về nước, ông đã tham gia sáng lập Hội Mỹ thuật Việt Nam và được bầu làm ủy viên ban thường vụ khóa I vào năm 1957. Năm 1959, Nguyễn Khang được cử làm hiệu phó trường Trung cấp Mỹ thuật Việt Nam (nay là trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội), nơi ông giữ chức Hiệu trưởng từ năm 1962 tới 1974.
Họa sĩ Nguyễn Khang được biết đến với các tác phẩm mang đậm phong cách nghệ thuật truyền thống Việt Nam, đồng thời hòa quyện hài hòa với nghệ thuật hiện đại. Ông thường áp dụng kỹ thuật sơn mài, một kỹ thuật đặc trưng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam, để tạo ra những tác phẩm giàu tính biểu cảm và thẩm mỹ tinh tế không còn đơn điệu những chất màu tối trầm của sơn mài. Nguyễn Khang không chỉ là một họa sĩ vẽ giỏi mà còn là người có nhiều tìm tòi về chất liệu sáng tác mới. Ông đã tìm ra bí quyết tán nhỏ vàng bạc thành cám vàng rồi dùng rây rắc đều cám vàng lên bề nền sơn ta, sau đó mài đi, tạo nên độc đáo trong nghệ thuật tranh sơn mài của mình. Kỹ thuật này giúp tác phẩm của họa sĩ không còn đơn điệu như tranh sơn mài truyền thống, thêm phần sinh động và sáng đậm hơn nhiều. Sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp cũ và mới mà tranh của Nguyễn Khang trở nên đầy màu sắc và nét độc đáo, thể hiện được cảm xúc và biểu cảm tốt hơn. Đây chính là điểm độc đáo trong nghệ thuật tranh sơn mài của họa sĩ này.
Họa sĩ Nguyễn Khang, tác phẩm “La famille de bergers- Gia đình chăn ngựa” sáng tác năm 1986, chất liệu sơn mài truyền thống, kích thước 68,8 x 182,8cm. Giá bán 501.240 EUR. Địa điểm đấu giá Aguttes, Neuilly, Pháp. Ngày bán 28 tháng 11 năm 2022.
Bộ sưu tập của gia đình họa sĩ từ bộ ba tấm này khắc họa một vẻ tĩnh lặng cũng như một cảm giác nhẹ nhàng được nhắc lại qua lời nhận xét của họa sĩ năm 1986:
Nhân vật trong tranh hình ảnh gia đình bên hồ cá cuối thế kỷ 20, khắc họa biểu cảm vừa vui vẻ vừa thoải mái, bên cạnh 5 chú ngựa tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển và mang lại thành công. Nguyên Khang thực hiện tác phẩm sơn mài này vào lúc cuối đời và thể hiện trình độ bậc thầy của ông đối với một tác phẩm nghệ thuật đã dày công trong nhiều năm.
Ba năm trước khi ông qua đời, tác phẩm xuất hiện như một đỉnh cao bởi tính kỹ thuật của ông. Nguyễn Khang không sử dụng tất cả các kỹ thuật sơn mài truyền thống, mà sử dụng điêu khắc sơn mài, dùng vàng nghiền thành bột và rắc để trang trí trạm khắc. Nếu như vàng tôn lên những mảnh thúng và thân thể của những nhân vật, đã đánh dấu sự chuyển động của nước và sự bơi lội của đàn cá. Sự tương phản với các sắc thái đỏ cam và bạc được củng cố bởi nền gần như đen và sáng bóng.
Một số tác phẩm của ông được trưng bày đáng chú ý tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, mặc dù hầu hết được lưu giữ trong các bộ sưu tập tư nhân. Mặc dù Nguyên Khang là một họa sĩ nổi tiếng, nhưng rất ít tác phẩm của ông được bày bán trên thị trường hiện nay, và càng hiếm hơn ở quốc tế. Nhiều phòng trưng bày và viện bảo tàng lớn như Wonzimer đã trưng bày tác phẩm của Nguyên Khang.
Phần lớn các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Khang miêu tả những cảnh quan trong thiên nhiên, cuộc sống thường nhật của người dân nông thôn, cũng như ghi lại hình ảnh những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dân tộc. Bằng cách phối trộn, tạo màu tinh tế từ chính kỹ thuật sơn mài, ông đã thể hiện cảm xúc, niềm khát vọng về một cuộc sống thanh bình của con người và sự hòa hợp với thiên nhiên.Các tác phẩm của ông luôn thể hiện những ý tưởng cao cả về Tổ quốc, đất nước và con người Việt Nam, ghi lại cuộc sống, kháng chiến lẫn hòa bình của dân tộc.
Mặc dù chỉ sáng tác khoảng 40 tác phẩm với khổ tranh lớn chủ yếu, số lượng hạn chế, song những tác phẩm của Nguyễn Khang đều thể hiện tính nhất quán, tinh tế và tình cảm sâu nặng về đất nước, con người Việt Nam mà ông hết lòng yêu mến.
Những thử nghiệm thành công về kỹ thuật sơn mài giúp Nguyễn Khang sáng tác được nhiều tác phẩm độc đáo, tham gia nhiều triển lãm và đoạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá. Tác phẩm của ông được đón nhận nhiệt liệt tại các triển lãm, đặc biệt là tác phẩm “Bác Hồ về thăm bản làng”. Năm 2000, ông vinh dự được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Năm 1989 Nguyễn Khang qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh, được gia đình đưa phần mộ về Hà Nội 2001.
Trần Thịnh