Họa sĩ Nguyễn Gia Trí người cha đẻ của tranh nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam.

Nội dung chính
Nguyễn Gia Trí (1908 – 1993) – người họa sĩ mang lại nhiều thành tựu to lớn cho nền mỹ thuật sơn mài hiện đại ở Việt Nam, ông là người đứng đầu trong thời kỳ đỉnh cao sơn mài trong giai đoạn 1938-1944. Những tác phẩm của ông với những đường nét thanh lịch vừa thực vừa ảo, in khắc giữa các lớp sơn mài tạo nên được những bức tranh nghệ thuật nổi tiếng.

Hình ảnh chân dung của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Nguyễn Gia Trí quê ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ôngđược xem là cha đẻ của tranh nghệ thuật sơn mài hiện đại Việt Nam, là người tiên phong biến tranh sơn mài thành những tác phẩm kiệt tác nghệ thuật đồ sộ. Các tác phẩm của ông thường vẽ về phụ nữ và tranh phong cảnh, được xem như là đỉnh cao của nghệ thuật tranh sơn mài bấy giờ. Ông sử dụng các phương pháp sơn mài mới để phối hợp giữa chạm khắc và in ấn, đồng thời vận dụng các nguyên tắc cấu trúc của hội họa phương Tây để tạo ra những bức tranh nghệ thuật hiện đại mang đặc trưng dân tộc. Cũng chính vào thời điểm này, tác phẩm Lưu Nguyễn của ông được nhập khổ lớn, được người Pháp mua về, trưng bày trong Phủ Toàn quyền của người Pháp (nay là Phủ Chủ tịch) ở Hà Nội, hiện vẫn còn đang được trưng bày.

Năm 1927, Nguyễn Gia Trí theo học khóa III trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau đó bỏ dở một thời gian. Mãi sau này, ông được duyên thấy một tác phẩm sơn mài do Trần Quang Trân sáng tác nên mới quyết tâm theo học lại, chuyên chọn bộ môn sơn mài và tốt nghiệp năm 1936. Chính từ một nguyện vọng phụng sự và tận hiến cho chất liệu sơn mài, ông cùng với họa sĩ Trần Quang Trân, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu đều là những người đã nhìn ở địa hạt này muôn vàn điều kỳ thú và cùng các họa sĩ đương thời phát triển một chất liệu bản địa đến thời kỳ cực thịnh trong khoảng những năm từ 1938 đến năm 1944. Cuộc tìm kiếm nghệ thuật ở nguyễn Gia Trí không đặt ở bối cảnh thực tế hằng ngày. Hầu hết các sáng tác của ông đều đi sâu vào âm hưởng rạo rực của vùng hư ảo thông qua một bảng màu tươi sáng, rực rỡ chỉn chu với tài năng làm chủ kỹ thuật sơn mài điêu luyện. Ông vẽ nhiều về đề tài thiếu nữ, mô-típ bình phong nhiều tấm tạo thành khổ lớn, nhân vật trong tà áo dài dân tộc, điệu đà bay bướm, linh biến hài hòa giữa thiên nhiên khoáng đạt. Trong các tác phẩm cái toát ra đôi khi chan chứa hoài niệm, lúc hoan ca, rực cháy như một khát khao mãnh liệt và cũng có lúc êm dịu như một khúc tự tình. Hai trong số đó kể tới như kiệt tác “Vườn xuân Trung Nam Bắc” (1969 – 1989) và “Bình phong” (1944) cho tới nay đã được công nhận danh hiệu Bảo vật Quốc gia. Ngoài ra, dù có thời kỳ sau những năm 1950, tiềm thức thẩm mỹ của Nguyễn Gia Trí đặt nhiều vào tranh trừu tượng để bộc lộ nội tâm song cuối đời ông vẫn tìm về với vẻ đẹp mộng mơ, lộng lẫy của sơn mài truyền thống.

Hình ảnh tác phẩm: Vườn xuân Bắc Trung Nam của họa sĩ Nguyễn Gia Trí trong bảo tàng TP HCM

 

Vào những năm 1940, khi chất liệu sáng tác được thay đổi để chuyên về chất liệu sơn mài đã tạo nên một phong cách riêng. Đề tài quen thuộc là những cô gái duyên dáng, thong dong trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng. Nguyễn Gia Trí đã sử dụng son môi, sơn than, thếp vàng, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy và chiều sâu huyền bí cho đồ sơn mài, đẩy giá trị, nghệ thuật tranh sơn mài lên đỉnh cao, khẳng định chất sơn mài trong sơn mài và tầm quan trọng. Từ năm 1954 đến 1975, nhiều bức tranh quý của ông được nhiều người sưu tầm, thường được đặt ở các biệt thự sang trọng. Trong những năm 1960 và 1970, nghệ thuật của ông có khuynh hướng trừu tượng. Tuy nhiên, cuối đời, ông trở về thế giới lãng mạn đẹp như mơ của những năm 1940.

Hình ảnh tác phẩm: Nông thôn của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Người đời nói họa sĩ Nguyễn Gia Trí làm tranh mãi không hết hợp đồng, hầu hết khách đặt tranh là những tỷ phú Nam PhiNam Mỹ. Họ đến xin ông vẽ những tranh khổ lớn và không yêu cầu về hình thức nghệ thuật, tùy ông muốn. Dù từng có thời kỳ khách hàng chủ yếu là các tỉ phú người nước ngoài, các quan chức, tướng tá trong phủ tổng thống, những người giàu có và họ thường phải đặt tiền trước, tự giác chờ đợi theo thứ tự để nhận tác phẩm, nhưng Nguyễn Gia Trí khẳng định ông quý trọng tự do hơn tiền bạc và sẵn sàng chọn một cuộc sống đạm bạc để được tự do sáng tạo nghệ thuật. Tranh ông bán đo bằng tấc. Ở Việt Nam các họa sĩ trong lịch sử Hội họa hiện đại có duy nhất danh họa Nguyễn Gia Trí bán tranh tính bằng độ dài và luôn phải từ chối đơn đặt hàng của khách.

 

Hình ảnh tác phẩm: Thiếu nữ bên cây phù dung của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

 

Họa sĩ lúc sinh thời đã có nguyện vọng giữ lại ba bức tranh: “để cho thế hệ mai sau nghiên cứu”. Đó là 3 bức tranh sơn mài khổ lớn lưu tại Thư viện quốc gia TP Hồ Chí Minh: “Hoài niệm xứ Bắc”, “Trừu tượng” và “Múa dưới trăng” (sáng tác từ năm 1968 đến 1969). Những năm 70 của thế kỷ 20 trong thời kỳ đỉnh cao, tài chính của Nguyễn Gia Trí tới hàng nghìn cây vàng. Nhưng đến khi nhắm mắt, xuôi tay, ngoài vài tấm tranh, tài sản của ông chẳng có gì đáng kể, tất cả đã được họa sĩ dành cho nghệ thuật.

Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Quốc bảo. Vì thế, những tác phẩm của ông không được phép rời khỏi Việt Nam.

 

Nguồn Tổng Hợp