NGHỆ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ XX PHIÊN II: TỪ ĐÔNG DƯƠNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI
Lot 335:
PHẠM AN HẢI (Sinh 1967)
Thể loại: Sơn dầu trên vải
Kích thước: 20 x 20 CM
Họa sĩ Phạm An Hải – người đi đến cùng với hội họa trừu tượng Hội họa trừu tượng được coi là phong cách chủ chốt của giai đoạn Hiện đại, nó được các họa sĩ tiến bộ của thế kỷ XX tiên phong khai phá và nhận được phản ứng tích cực bởi giá trị mỹ học sáng tạo. Thể loại này đại diện cho chủ nghĩa tân thời. Nếu như hội họa truyền thống chỉ tập trung vào các chủ đề tạo hình và tượng trưng và tuân theo các quy chuẩn gò bó, thậm chí cứng nhắc, hội họa trừu tượng tập trung vào màu sắc, kết cấu và cảm xúc. Phạm An Hải là một trong số rất ít họa sĩ Việt Nam đương đại chọn trường phái trừu tượng cho sự nghiệp sáng tác của mình. Tranh trừu tượng, đúng như tên gọi của nó đã hàm nghĩa về sự khó bàn! Có lẽ chính vì cái sự “trừu tượng” đó mà không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới đã có không ít người “mượn” danh trừu tượng để giấu đi sự yếu kém về nghề hoặc sự rối rắm hay đơn điệu, tẻ nhạt của tư duy. Phạm An Hải không thế. Anh chọn trừu tượng đơn giản là vì Yêu!
Chia sẻ lot này: