NGHỆ THUẬT VIỆT NAM THẾ KỶ XX PHIÊN II: TỪ ĐÔNG DƯƠNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI
Lot 138:
LÊ VĂN XƯƠNG (1917-1988)
Thể loại: Gouache trên giấy
Kích thước bao gồm khung: 74 x 86 CM
Kí tên góc dưới bên phải.
Họa sĩ Lê Văn Xương 03/01/1917, sinh ra tại Nam Định nhưng quê gốc tại làng Hòa Chanh, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Ông được sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại Nam Định, có cha chuyên sản xuất làm đồ gỗ tại Nam Định. Lê Văn Xương học hội họa từ năm 12 tuổi, khoảng 1929-1930 đã bắt đầu học, do gia đình rước thầy về nhà dạy. Năm 1937, khi Nhan Chí (1920 – 1967 ở tỉnh Gia Định) ra Hà Nội học Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1937-1942). Lê Văn Xương đã nhanh chóng kết thân, thấy hợp tính, nên đã mời bạn làm thầy dạy vẽ nâng cao cho mình. Nhan Chí nổi tiếng với các tranh chân dung bằng phấn tiên (pastel), Lê Văn Xương đã học được rất nhiều kỹ thuật vẽ này, ông cũng khá giỏi với thể loại tranh chân dung, phong cảnh bằng phấn tiên và bột màu. Năm 1941, Lê Văn Xương mở triển lãm tranh cá nhân đầu tiên tại Sài Gòn. Đây là một điều bất ngờ vì ở Việt Nam thời điểm đó ít họa sĩ nào làm được như ông. Năm 1949, ông triển lãm cá nhân tại phòng tranh riêng ở Hà Nội. Năm 1951, ông tiếp tục mở triển lãm cá nhân tại Đà Lạt. Đặc biệt , ngày 28/4/1953, Lê Văn Xương mở triển lãm cá nhân mang tên “Hà Nội 36 phố phường” tại Nhà hát lớn Hà Nội. Triển lãm thu hút được rất nhiều người quan tâm, từ giới chính khách, quan chức, thương nhân đến những người yêu thích nghệ thuật. Đã có nhiều tin bài trên báo chí ca ngợi tài năng và những tác phẩm tuyệt đẹp của ông. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm tái hiện lại những con phố quen thuộc của thủ đô gồm: phố Hàng Đồng, Hàng Da, Hàng Đào, Hàng Lọng, Hàng Lược, Hàng Chiếu, … Bằng những màu sắc hài hòa, tươi sáng, ông đã khắc họa thành công không gian phố xá Hà thành những năm 1950 trong trẻo và vô cùng sống động.
Chia sẻ lot này: